Chú thích Đào_Trí

  1. s:Trang:Viet Nam Su Luoc.djvu/267
  2. Trong Đại Nam chính biên liệt truyện có câu: Năm Tự Đức thứ 21 (1868) tuổi Trí đến lệ 70, dâng sớ cáo lui (tr. 546), nên tạm suy ra là Đào Trí sinh năm 1798. Còn năm mất sách này ghi là: (Đào) Trí năm 80 tuổi thì chết (tr. 547). Tuy nhiên tra trong sách Đại Nam dư địa chí ước biên (phần tỉnh Phú Yên) do Cao Xuân Dục biên soạn thì lại thấy câu: Đào Trí thọ "hơn" 80 tuổi thì mất (tr. 145). Vì vậy, chưa thể xác định được năm mất.
  3. Cả hai sách dùng để tham khảo đều không ghi rõ là Đào Trí đã đánh nhau với ai. Tra ở sách Việt Nam biên niên sử của Đặng Duy Phúc thì thấy tháng 3 âm lịch năm 1847, chỉ huy Pháp là Rigault de Genouilly gây hấn ở Đà Nẵng, cho quân bắn chìm 5 chiếc thuyền vỏ bọc đồng của quân Việt, giết chết Lãnh binh Nguyễn Đức Chung và Hiệp quản Lý Diên (Nhà xuất bản Hà Nội, 2009, tr. 294). Rất có thể vì vậy mà ông bị cách vì tội "không biết ra sức" (Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 544)
  4. Hải Yên hay Hải An gồm Hải Dương& Quảng Yên.
  5. Sử nhà Nguyễn còn gọi là giặc khách. Đây là một trong số tàn dư của các lực lượng chống Thanh nhưng đã biến chất.
  6. Định An hay Định Yên gồm Nam ĐịnhHưng Yên.
  7. Lược theo Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 546.
  8. Chép theo Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 547. Trong Tự điển nhân vật lịch sử Việt Nam (bản in năm 1992), Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế cho rằng vì Đào Trí đánh thua quân Pháp nên bị cách (tr. 127). Xét ra có thể không đúng vì đến năm 1873, quân Pháp mới ra Bắc Kỳ nhân vụ lái buôn Jean Dupuis, mà Đào Trí thì đã nghỉ hưu từ năm 1870.
  9. Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 547.